Albert Einstein, một trong những bộ óc vĩ đại nhất nhân loại cho rằng con người mới chỉ sử dụng hết 2/10 của 1% khả năng trí tuệ của mình. Nếu không tận dụng cơ chế thành công của tiềm thức thì bạn chưa sử dụng đến 90% sức mạnh của trí tuệ sáng tạo của mình.
Bộ não như một siêu máy tính
Loài người đã từ lâu biết mình sở hữu một bộ não biết suy nghĩ nhưng không biết rằng mình có thể làm chủ quá trình suy nghĩ. Chúng ta có thể đặt điều kiện cho bộ não để nó hoạt động theo mệnh lệnh của chủ nhân; chúng ta có thể quản lý và điều khiển nguồn lực này giống như mọi công cụ khác.
Tuy nhiên, nó không phải là một thứ công cụ giản đơn mà là một chiếc máy tính nhỏ gọn với sức mạnh chưa từng có.
Chúng ta được lập trình để tiến đến thành công nhờ chiếc máy tính đã cài đặt trong cơ thể mình. Hãy để suy nghĩ tích cực làm việc cho bạn theo cách này.
25 lời khuyên giúp sử dụng bộ não hiệu quả
Dưới đây là 25 lời khuyên giúp bạn sử dụng hiệu quả hệ thống máy tính đầy sức mạnh này:
- Chỉ lo lắng, suy nghĩ về quyết định của mình trước khi đưa ra quyết định, hay nói một cách khác là trong thời gian cân nhắc. Một khi đã quyết định thì đừng bao giờ nhìn lại.
- Đừng mắc kẹt vào trong vòng luẩn quẩn mà chỉ tập trung vào một vấn đề tại một thời điểm để có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên tương ứng với nhu cầu hiện tại.
- Sống trong thời điểm hiện tại. Sử dụng tư duy có ý thức để tập trung vào vấn đề ở thời điểm hiện tại.
- Đưa những vấn đề đòi hỏi giải pháp sáng tạo vào trong ngân hàng ký ức. Sau đó thả lỏng và để tiềm thức sử dụng sức mạnh của mình đảm nhiệm và đưa ra lời giải.
- Đừng mong chờ một kết quả ngay lập tức. Ví dụ, để có một hình ảnh tích cực mới về bản thân, bạn phải có ý thức và thận trọng nhập niềm tin mới về mình và thế giới quanh mình vào ngân hàng dữ liệu điện tử. Hình ảnh mới này sẽ tự động phát triển theo thời gian cùng với cách cư xử và cá tính đã được điều chỉnh.
6.Hãy làm một người biết lắng nghe. Hãy yên lặng nhưng tỉnh táo khi bạn tiếp nhận vấn đề cốt lõi mà người khác đang nói với mình và tập trung chú ý đến cử chỉ của họ. Duy trì ánh mắt với người nói.
- Tránh nhập những dữ liệu không chính xác vào ngân hàng trí nhớ của mình. Những kỳ vọng sai lệch được dựa trên những dữ liệu sai lệch. Hãy học cách lắng nghe và trao đổi một cách có hiệu quả và phải đặt ra câu hỏi khi cảm thấy nghi ngờ.
- Không nên lập ra những rào cản trên đường vào trí óc. Phải rèn luyện để có một tư duy mở thay vì vội vàng đi đến một kết luận thiên kiến.
- Cho rằng việc mình sắp làm là đơn giản và nó sẽ trở nên đơn giản. Không phải việc bạn sắp làm mà là nhận thức của bạn về nó khiến nó trở nên khó khăn.
- Có ý thức tăng tối đa những dữ liệu tích cực và giảm tối thiểu những dữ liệu tiêu cực từ môi trường xung quanh. Sức khỏe và thái độ của trí óc có thể đo được bằng khả năng nhìn thấy điều tốt ở khắp nơi.
- Bạn hãy nhớ là trí óc luôn hướng tới kết quả. Đó là lý do tại sao bạn có khuynh hướng quên những trải nghiệm xấu và chỉ nhớ đến những thành công và những chuyện tốt đẹp. Hãy khai thác xu hướng này để thư giãn và hãy nghĩ đến những kỷ niệm đẹp 2 lần mỗi ngày.
- Trao đổi và chăm sóc mối quan hệ với vợ/chồng như với một người bạn tốt của mình. Chia sẻ cảm xúc yêu thương là một trong những cội nguồn căn bản để có hạnh phúc trong cuộc sống.
- Hãy học cách khiến tiềm thức suy nghĩ cho bạn và giải quyết vấn đề của ngày mai trong khi bạn tập trung vào giải quyết việc của ngày hôm nay bằng ý thức.
- Nếu bạn cảm thấy sợ hãi về buổi diễn thuyết hay cuộc họp sắp tới, hãy hình dung là mình đang thực hiện nó một vài lần, càng chi tiết càng tốt. Chúng ta hãy gọi đây là buổi tổng duyệt trong ký ức. Bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn cho sự việc thật và thấy tự tin hơn khi làm việc đó.
- Nhập những hình ảnh mới vào trong tiềm thức một cách có ý thức. Khi đó ngày mai sẽ không còn là sự lặp lại của hôm nay hay hôm qua.
- Thiết lập một mô hình cho các hoạt động làm việc – vui chơi. Sau một thời gian tập trung vào công việc nhà hay ở công sở, cần phải nghỉ ngơi để thư giãn.
- Tập hợp sức mạnh của bộ não để suy nghĩ như trong một nhóm bạn bè hỗ trợ lẫn nhau, bắt đầu bằng việc viết ra càng nhiều giải pháp cho một vấn đề càng tốt rồi sau đó đánh giá giá trị của từng giải pháp. Suy nghĩ của người này sẽ tác động đến suy nghĩ của những người khác. Đó là khả năng suy nghĩ nhóm.
- Đừng bao giờ cá nhân hóa sai lầm của mình. Một sai lầm là một sự việc chứ không phải là cá nhân bạn.
- Trong giao tiếp hàng ngày, hãy tìm kiếm thành công từ việc chia sẻ nhu cầu. Với tinh thần tôn trọng lẫn nhau, hai người sẽ tập trung hiệu quả hơn vào một vấn đề.
- Hôm nay hãy chọn ra hai ngày mà bạn không có gì phải lo lắng. Thứ nhất là ngày hôm qua và thứ hai là ngày mai.
- Trong mọi mối quan hệ, hãy nhớ là bạn có khả năng làm tốt hơn người đang nói chuyện ít nhất một việc và người kia cũng có thể làm tốt hơn bạn ít nhất một việc. Vì thế đừng bao giờ cảm thấy mình yếu thế hơn một người dày dạn kinh nghiệm và cũng đừng bao giờ tỏ ra bề trên đối với một người ít kinh nghiệm hơn.
- Bạn không nên cố làm quá nhiều việc một lúc. Chia nhỏ công việc thành những phần có thể thực hiện được. Bạn viết được một cuốn sách bằng việc viết từng chương, bạn viết được một chương sách bằng việc viết từng đoạn văn ngắn, mỗi đoạn văn ngắn lại được tạo bởi các câu văn và mỗi câu văn lại được cấu thành bởi các từ.
Quy trình chia nhỏ vấn đề thành từng phần là một ví dụ cho việc suy nghĩ theo hướng mọi thứ đều khả thi. Tóm lại, để viết được một cuốn sách bạn chỉ cần làm một việc rất đơn giản: chọn từ.
- Luôn có một dự án cho cá nhân mình, về một việc bạn rất thích làm. Điều đó sẽ kích thích trí óc bạn hoạt động và giúp bạn thư giãn.
- Hãy chọn cho mình một hình mẫu trong cách cư xử để có thể khai thác tối đa khả năng của mình và luôn hình dung ra nó trong trong đầu. Bằng cách đó bạn sẽ luôn được thúc đẩy và cố gắng hơn nữa để thi đua với “thần tượng” của mình.
- Hãy chọn cho mình một mục tiêu lớn để lúc nào bạn cũng có việc để làm. Chia kế hoạch hành động thành những nhiệm vụ nhỏ hơn để chúng dẫn đến thành công của mục tiêu lớn này. Việc đầu tiên có thể giúp bạn đến với thành công là chọn một việc bạn thích làm và thực hiện nó với toàn bộ niềm tin. Hãy cố gắng làm tốt nhất đối với những việc bạn thực sự yêu thích.
Bạn có thể quan tâm: Những tiêu chí chọn trường mầm non quận 12 cho con